logo

Các loại dầu và chất béo thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm, công nghiệp

Tinh dầu Thiên niên kiện

Tên khoa học : Homalomena occulta

Tên sản phẩm Tinh dầu Thiên niên kiện
Danh pháp thực vật
Homalomena occulta (Lour.) Schott
Phương pháp chiết xuất
 Chưng cất hơi nước 
Mô tả
Chất lỏng, màu vàng hổ phách...
Tiêu chuẩn chất lượng  ISO, TCCS
Thành phần chính  Linalool 35 - 60%...
Xuất xứ/ vùng sản xuất
Việt Nam
Đóng gói & vận chuyển

 HDPE & ESD –1kg, 5kg, 10kg, 25kgs (min order*), 190kg drums

* Số lượng đặt hàng tối thiểu có thể không áp dụng với các lọai dầu có giá trị cao*


 HDPE = High Density Polyethelene
 ESD = Epoxy Steel Drums

Thông tin về sản phẩm

Mô tả thực vật:

Thiên Niên Kiện có tên khoa học là: Homalomena occulta (Lour.) Schott, Họ: Ráy (Araceae), và được gọi với tên khác như : Sơn thục, bao kim, ráy hương, sơn phục...
Cây thảo to, thân rễ dài, mọc bò ngang, thẳng hay cong queo, có nhiều đốt, bẻ ra có sơ cứng, mùi thơm. Lá mọc tập trung ở đầu thân rễ, có thể dài đến 30cm, rộng 18cm, thùy bên 6cm, gốc hình tim sâu, toàn bộ lá nom giống hình tam giác, đầu nhọn, mép nguyên, gân ở gốc có 3 cái ở mỗi bên, tỏa rộng, hướng lên, gân bên mờ ở mặt trên, mỗi bên 7-9 cái, cuống lá dài 27-50cm, gốc cuống phình và xòe ra chiếm 1/3 cuống tính từ dưới lên. Cụm hoa là một bông mo màu lục nhạt, không bao giờ mở rộng, dài 4-5cm, rộng 10-15mm, mỗi khóm thường có 3-4 bông mo, cuống bông mo dài 5-15cm, bông ngắn hơn mo, chỉ dài 3-4cm, phần mang hoa cái hình bầu dục chỉ dài bằng một nửa phần mang hoa đực, không có bao hoa; hoa đực có 4 nhị rời, chỉ nhị rộng rất ngắn, bao phấn song song, hoa cái có nhị lép hình khối, dài bằng đầu nhụy, bầu hình trứng, điểm những chấm mờ, noãn nhiều. Quả mọng, thuôn, chứa nhiều hạt có vân. Mùa hoa quả: tháng 4-6.

Chỉ tiêu chất lượng tinh dầu:

- Thành phần: Linalool 30-60%
- Tỷ trọng ở 20ºC: 0.8955 - 0.8975
- Chỉ số khúc xạ ở 20ºC: 1.4645 – 1.4665
- Góc quay cực ở 20ºC: -5º độ đến +65º
 
 
Công dụng:
- Thiên Niên Kiện được dùng chữa thấp khớp, tay chân và các khớp xương nhức mỏi hoặc co quắp tê bại, rất tốt cho những người cao tuổi, già yếu. Rễ Thiên Niên Kiện khô, tán nhỏ, rắc trừ được sâu, ngậy và còn được dùng trong bài thuốc chữa phù với lá phù dung, rễ cỏ xước, ý dĩ, hy thiêm, thổ phục linh. Ngoài ra, rễ Thiên Niên Kiện giã với muối, đắp làm tan nhọt độc. 
- Ở Ấn Độ, thân, rễ Thiên Niên Kiện được dùng làm chất thơm và kích thích. Bột thân rễ cho vào thuốc lá hoặc trong thành phần các thuốc bột để hít. Toàn cây được dùng chữa bệnh ngoài da. 
Ở Vân Nam (Trung Quốc), thân rễ Thiên Niên Kiện được dùng trị đòn ngã tổn thương, gãy xương, ngoại thương xuất huyết, tứ chi tê bại, đau dạ dày, viêm dạ dày và ruột, gân mạch khó co duỗi, phong thấp đau lưng đùi, loại phong thấp đau nhức khớp xương.
- Người Tamil đã biết các loài cây này trên 3.000 năm. Nó được gọi là merugu (tiếng Tamil: மெருகு ) thường dùng để điều trị các rối loạn dạ dày, u máu hậu môn, chảy đờm rãi v.v.
- Ở Việt Nam,Thiên Niên Kiện được dùng chữa phong thấp, khớp xương đau nhức, co quắp, tê dại, bổ gân cốt, giảm đau nhức. Dùng cho người cao tuổi bị đau người, đau dạ dày, đau khớp xương. Kích thích giúp sự tiêu hóa. Thiên Niên Kiện còn là nguyên liệu chiết tinh dầu dùng làm hương liệu và là nguồn nguyên liệu chiết linalol. Tinh dầu Thiên Niên Kiện còn được dùng làm hương liệu trong kỹ nghệ nước hoa.