logo

Các loại dầu và chất béo thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm, công nghiệp

Tinh dầu Tràm Gió

Tên khoa học : Melaleuca cajuputi

Tên sản phẩm Tinh dầu Tràm gió
Danh pháp thực vật
 Melaleuca cajuputi
Phương pháp chiết xuất
 Chưng cất hơi nước 
Mô tả
 Màu vàng nhạt đến trắng, trong suốt
Tiêu chuẩn chất lượng  ISO, TCCS
Thành phần chính 1,8-cineole (46,9-57,9%) kèm theo các alcohol monoterpenic (()a- terpineol. (-)-linalol và (-)-terpinen-4-ol. Còn có một hàm lượng cao các hydrocarbon monoterpen (27,8%), một lượng nhỏ các hydrocarbon sesquiterpen và alcohol.
Xuất xứ/ vùng sản xuất
Việt Nam
Đóng gói & vận chuyển

 HDPE & ESD – 5kg, 10kg, 25kgs (min order*), 190kg drums

* Số lượng đặt hàng tối thiểu có thể không áp dụng với các lọai dầu có giá trị cao*


 HDPE = High Density Polyethelene
 ESD = Epoxy Steel Drums

Thông tin về sản phẩm

Tràm gió - Melaleuca cajeputi Powell (M. minor Sm.), thuộc họ Sim - Myrtaceae.

Mô tả: Cây gỗ nhỏ cao đến 7m, vỏ có nhiều mảng mỏng trắng xốp; nhánh nhỏ hơi rủ xuống. Lá có phiến thon dạng lá Tre hoặc dạng lá rộng, dài 7-8cm, rộng 2cm, không lông, gân phụ 3-7. Bông trắng ở ngọn cây dài 3-7cm, đầu cuối tiếp tục mang lá; đài và tràng nhỏ, nhị nhiều, trắng, dài 10-12mm. Quả nang nhỏ nằm trong đài.

Bộ phận dùng: Lá và tinh dầu Tràm - Folium Melaleucae et Cajeputol.

Nơi sống và thu hái: Loài cây của Úc châu, truyền bá vào nước ta, thường gặp ở các vùng sác cạn, tiến sâu vào đất liền; cũng được trồng để tạo rừng ở vùng đất phèn và để lấy lá cất tinh dầu. Có nhiều ở các tỉnh Long An, Ðồng Tháp. Thường được xem như là một thứ của loài Tràm.

Thành phần hoá học: Lá dùng chiết tinh dầu, hàm lượng từ 0,3-0,6% tuỳ theo sự khác nhau về phẩm chất của lá được sử dụng. Tinh dầu màu vàng lục, có thành phần chủ yếu: 1,8-cineole (46,9-57,9%) kèm theo các alcohol monoterpenic (()a- terpineol. (-)-linalol và (-)-terpinen-4-ol. Còn có một hàm lượng cao các hydrocarbon monoterpen (27,8%), một lượng nhỏ các hydrocarbon sesquiterpen và alcohol.

Tính vị, tác dụng: Cũng như Tràm, lá Tràm gió có vị cay, tính ấm, mùi thơm; có tác dụng làm ra mồ hôi, trừ thấp và giảm đau. Tinh dầu Tràm gió có tác dụng sát trùng mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Lá Tràm gió cũng được dùng như Tràm, có thể xông trị cảm cúm, lấy nước rửa mụn nhọt, vết thương, tắm trị mẩn ngứa. Phối hợp với các

loại cây khác làm thuốc trị thấp khớp đau nhức xương.

Tinh dầu Tràm gió nhỏ mũi chữa cảm cúm và ngạt mũi, dùng xông sát trùng đường hô hấp; dùng uống có tác dụng chống co thắt, chữa ho, long đờm, giúp tiêu hoá; dùng xoa trị đau nhức, tê thấp, dùng bôi các vết xây xát và các vết bỏng, vừa sạch, vừa sát trùng. Liều dùng để uống 10-20 giọt trong một cốc nước, dùng nhỏ mũi với nồng độ 10% trong tinh dầu Lạc hay cồn; dùng rửa thì pha trong nước với nồng độ 0,2%.