logo

Các loại dầu và chất béo thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm, công nghiệp

Tinh dầu Húng Chanh (Tần)

Tên khoa học : Coleus aromatic

Tên sản phẩm Tinh dầu Húng chanh (Tần dày lá)
Danh pháp thực vật
Coleus aromaticus
Phương pháp chiết xuất
 Chưng cất hơi nước 
Mô tả
 Màu vàng nhạt, trong suốt, hăng, cay
Tiêu chuẩn chất lượng  ISO, ORGANIC, TCCS
Thành phần chính Carvacrol (47%), Cymene, gamma terpinene, thymol......
Xuất xứ/ vùng sản xuất
Việt Nam
Đóng gói & vận chuyển

 HDPE & ESD – 1kg, 5kg, 10kg, 25kgs (min order*), 190kg drums

* Số lượng đặt hàng tối thiểu có thể không áp dụng với các lọai dầu có giá trị cao*


 HDPE = High Density Polyethelene
 ESD = Epoxy Steel Drums

Thông tin về sản phẩm

Mô tả thực vật:

Cây Húng Chanh hay còn gọi là Tần dày lá.... loại cây thân thảo, sống lâu năm, cao 20–50 cm. Phần thân sát gốc hoá gỗ. Lá mọc đối, dày cứng, giòn, mọng nước, mép khía răng tròn. Thân và lá dòn, mập, lá dày có lông mịn, thơm và cay. Hai mặt lá màu xanh lục nhạt. Hoa nhỏ,4 tiểu nhị, màu tím đỏ, mọc thành bông ở đầu cành. Quả nhỏ, tròn, màu nâu. Toàn cây có lông rất nhỏ và thơm như mùi chanh nên được gọi là húng chanh. Cây được trồng làm thuốc và làm rau ăn nhiều nơi ở Việt Nam. Trong lá Húng chanh có tinh dầu, thành phần chủ yếu là cavaron - đây là hợp chất phenolic có khả năng ức chế nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, điều này giải thích tại sao tinh dầu Húng Chanh có hoạt tính kháng sinh mạnh .
 
Công dụng

Húng chanh là loại rau thơm rất quen thuộc của nhân dân ta, được trồng rộng rãi khắp nơi. Là loài cây thảo, cao khoảng 30 - 50cm, phần thân sát đất hoá gỗ. Lá mọc đối, mọng nước, mép khía răng, vò trong tay thấy toả ra một mùi thơm dễ chịu, thoảng mát như mùi chanh. Trong lá Húng chanh có tinh dầu, thành phần chủ yếu là cavaron, tác dụng chữa bệnh của Húng chanh là do tinh dầu này.

 

Theo Đông y: Húng chanh vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng phát tán phong hàn, tiêu đờm, trừ phong, sát khuẩn, được dùng chủ yếu để chữa cảm cúm (lấy 30 - 40g lá Húng chanh tươi, sắc uống khi thuốc còn nóng; hoặc lấy một nắm lá Húng chanh tươi phối hợp với một số lá có tinh dầu nấu nồi nước xông); chữa ho, viêm họng, khản tiếng (lấy mấy lá Húng chanh tươi, rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội, ngậm với muối, cắn nhẹ dưới răng và nuốt nước dần; hoặc lấy 20g lá Húng chanh tươi, giã nhỏ, vắt lấy nước uống làm hai lần trong ngày).

Đối với trẻ nhỏ, khó uống thuốc, có thể lấy lá Húng chanh, rửa sạch, giã nhỏ với ít đường, đem hấp cơm, cho trẻ uống làm 2 - 3 lần trong ngày.

 

Thường người ta chỉ dùng lá Húng chanh tươi, dùng đến đâu hái đến đấy, không nên phơi khô để dành, vừa khó bảo quản, vừa kém phẩm chất
Để tiện dùng, hiện nay người ta đã nghiên cứu cất tinh dầu Húng chanh. Tinh dầu này có mùi thơm như chanh rất dễ chịu. Theo những nghiên cứu gần đây, tinh dầu này có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn như Staphylococcus, Shigella flexneri, sonnei, Shiga, B. subtilis, Es. coli, Streptococcus, D. pneumoniae,… Kết quả nghiên cứu trên đã xác nhận tinh dầu Húng chanh có tính chất kháng sinh mạnh, chữa được nhiều bệnh, phù hợp với kinh nghiệm chữa bệnh cổ truyền của dân tộc ta.
 
Thận trọng
Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp
Đựng kín trong lọ kín, để xa tầm tay trẻ em
Không sử dụng tinh dầu điều trị bệnh thay thế cho chăm sóc y tế cần thiết. 
Không sử dụng dầu nguyên chất trực tiếp trên da của bạn.
Nên pha loãng tinh dầu nguyên chất với dầu thực vật trước khi dùng.
Phụ nữ có thai, trẻ em, người bị bệnh kinh niên nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi dùng.
Không tiếp tục sử dụng tinh dầu nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ hoặc khi bị dị ứng xảy ra.